X

ĐIỀU CẦN BIẾT TRƯỚC KHI HỌC LÁI Ô TÔ

0 của 5
Rate this post

ĐIỀU CẦN BIẾT TRƯỚC KHI HỌC LÁI Ô TÔ

Bạn đang muốn học bằng lái xe ô tô? Bạn hoang mang chưa hiểu hết về những kiến thức liên quan đến xe ô tô và đang tìm hiểu trước khi đăng ký học lái xe? Tham khảo ngay bài viết dưới đây của chúng tôi để tìm được lời giải đáp ĐIỀU CẦN BIẾT TRƯỚC KHI HỌC LÁI Ô TÔ.

1.Tìm hiểu những bộ phận chính trong buồng lái :

  • Vô lăng: có chức năng điều khiển hướng chuyển động của xe, thường được bố trí bên trái của xe.
  • Công tắc còi điện: dùng điều khiển còi phát ra âm thanh khi xe đang chuyển động nhằm báo cho người và các phương tiện khác biết về sự xuất hiện của xe
  • Công tắc đèn: dùng bật các loại đèn trên xe, được bố trí bên phía trái trên trục tay lái của xe với nấc 1 bật đèn cốt, nấc 2 bật đèn pha và các loại đèn khác; đèn xin đường thực hiện gạt về phía trước hoặc phía sau.
  • Khóa điện gồm 4 nấc: gồm start – khởi động; ACC – cấp điện hạn chế; ON – cấp điện hoàn toàn; lock – vị trí cắt điện
  • Bàn đạp ly hợp-côn: nằm phía bên trái của trục vô lăng lái; Ly hợp có tác dụng là nối/ ngắt động lực từ động cơ truyền đến hệ thống truyền lực; được sử dụng khi khởi động động cơ, chuyển số hay phanh dừng xe.
  • Bàn đạp phanh chân: nằm phía bên phải của trục vô lăng lái, giữa bàn đạp côn và bàn đạp ga; dùng điều khiển hệ thống phanh nhằm giảm tốc độ hay dừng chuyển động của xe
  • phanh tay: dùng để hỗ trợ việc dừng đỗ xe, dừng xe trên dốc.
  • Bàn đạp ga: nằm phía bên phải của trục vô lăng lái, cạnh bàn đạp phanh; dùng điều khiển lượng cung cấp nhiên liệu cho động cơ.
  • Cần điều khiển phanh tay: có chức năng giữ cho xe đứng yên trên đường có độ dốc; hỗ trợ phanh chân trong một số trường hợp cần.
  • Công tắc gạt nước nằm bên phải vô lăng: gồm nấc 0 – ngừng gạt; nấc 1 – gạt từng lần; nấc 2 – gạt chậm; nấc 3 – gạt nhanh.
Vô lăng, công tắc còi điện, công tắc đèn… là những bộ phận chính trong buồng lái

2. Công tác kiểm tra trước khi cho xe khởi hành

  • Kiểm tra bằng mắt các bộ phận bên ngoài xe, kiểm tra xem có vật cản nào cản trở chuyển động của xe không?
  • Kiểm tra dầu: dùng que thăm dầu để kiểm tra mực dầu trong bình chứa; dùng mắt và tay để kiểm tra chất lượng dầu; đảm bảo thay dầu đúng định kỳ, tránh để dầu đen hay có sạn.
  • Kiểm tra nước làm mát : dùng mắt thằng kiểm tra bình nước phụ xem còn ở mức cho phép hay không, tránh để hết nước.
  • Kiểm tra dầu trợ lực lái : dùng mắt thằng kiểm tra bình dầu trợ lực lái xem còn ở mức cho phép hay không, nếu hết thì chứng tỏ có sự dò gỉ dầu, cần phải đi bảo dưỡng lại hệ thống lái.
  • Kiểm tra áp suất lốp: áp suất lốp đạt chuẩn giúp xe vận hành êm, tiết kiệm nhiên liệu và tăng tuổi thọ cho lốp; áp suất lốp nên ở trạng thái tiêu chuẩn như gợi ý của nhà sản xuất; tránh để lốp quá căng hoặc quá non sẽ không tốt, tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn

– Những nguyên tắc lái xe an toàn

  • Thắt dây an toàn và đúng cách trong mọi chuyến đi
  • Không bao giờ uống rượu bia trước khi lái xe
  • Không nghe điện thoại bằng tay, ăn uống hay làm việc riêng có khả năng gây sao nhãng khi đang lái xe
  • Không chở cùng quá nhiều người hay đồ đạc trên xe
  • Bảo trì bảo dưỡng xe đúng định kỳ
  • Kiểm tra xe kỹ lưỡng trước mỗi chuyến đi…

Hy vọng với bài viết ĐIỀU CẦN BIẾT TRƯỚC KHI HỌC LÁI Ô TÔ được chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp những bạn có dự định học lái xe nắm được một số kiến thức cơ bản liên quan đến xe, cấu tạo xe và các kỹ thuật, kỹ năng lái xe an toàn. Học lái xe giúp học viên sở hữu bằng lái xe với hạng tương ứng, bước đầu đáp ứng nhu cầu sử dụng xe ô tô.